Sĩ khí và tình người trong thơ Hà Thượng Nhân
Tưởng Niệm Quốc
Hận 30-4
Vô
C ùng Thương Tiếc Các Anh
Những Anh hùng, Dũng sĩVà đồng hương đã chết thảm trong ngày Quốc hận
( Ngọc Bích xin phép trích bài thơ này của nhà thơ lão thành HTN trong một đề tài nói về thể thơ Đường và thơ các thể loại khác nhau của nhà thơ Đỗ Quý Bái)
Bài này
không thể nói là thể thơ gì nhưng có ai bảo nó không phải là thơ ?
Tôi nhớ đến một bài thơ khác của ông Hà Thượng Nhân trên báo Tựợ Do viết gởi ông Kémoularia đạii diện liên Hiệp Quốc. Vào ngày 27 tháng 8 năm 1959, Ủy ban Quốc Gia Việt Nam trước sự hiện diện của ông Kémoularia, đại diện đặc biệt của ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về năm những người tỵ nạn trên thế giới đã nhóm họp tại Sài Gòn.
Bài thơ dưới đây mà ông HTN đã viết để chào mừng vị sứ giả của tình thương ấy. Bài thơ tuy dài nhưng vẫn có tính chất thời sự, vì thế tôi xin chép lại nguyên văn:
Kính chào Kémoularia
Kính chào Kémoularia
Sứ giả tự do
Tiếng nói của con người đau khổ.
Chúng tôi ra đi
Vượt Trường Sơn hiểm trở,
Lấy tay yếu cản đè sóng dữ,
Không cần sống, chỉ cần dân chủ,
Tìm về thế giới tự do
Ở đâu áo ấm cơm no ?
Trăng Thu rung mãi tiếng hò nhặt khoan.
Chúng tôi khinh nguy nan,
Tìm tấm lòng cởi mở.
Lúc gặp nhau vui mừng hớn hở,
Dù mới quen như biết từ lâu.
Mời nhau này một miếng trầu,
Chuyền tay vê điếu thuốc lào cũng vui.
Chúng tôi đổ mồ hôi,
Nâng niu từng tấc đất,
Mỗi tấc đất là tấc lòng tấc ruột,
Là máu xương, là sự nghiệp ông cha.
Mà nay lìa cửa, lìa nhà,
Bởi say ánh sáng, chẳng thà thiêu thân.
Năm châu triệu triệu bước chân,
Của chúng tôi : Những người dân cần cù.
Ơi Tây Ðức mịt mù thăm thẳm,
Ơi Nam Dương ngàn dặm, héo hon !
Bốn phương giang mắc núi non,
Lưới nào bủa được cánh con chim trời ?
Ơi Tây Tạng, những lời nói ngọt,
Tại làm sao chẳng lọt vào tai ?
Ơi Hung Gia Lợi anh tài,
Nắm tay thành bức tường dài : chúng ta,
Kính chào Kémoularia,
Kính chào Liên Hiệp Quốc.
Phẩm giá con người từ lâu nhơ nhuốc,
Chúng tôi đi để chuộc lấy linh hồn.
Rồi những bình minh, rồi những hoàng hôn,
Chợt tỉnh lại ngoảnh về đất Bắc,
Thương cha mẹ đày trong gót giặc,
Nhớ từng lối cỏ bờ tre,
Mùa nào lúa chín đỏ hoe,
Mùa nào gió trở se se, hỡi mình ?
Nếu lấy sống làm vinh,
Chúng tôi không sống nhục.
Chỉ có một cực hình,
Là cúi đầu gục mặt.
Chúng tôi đi, bởi không cam què quặt,
Không học theo lang sói sủa quân thù,
Rạch Cái Sắn thành khoai, thành đỗ,
Rừng cao nguyên thành lúa, thành cơm,
Ðánh tranh gìn giữ cọng rơm,
Ở đây tưởng thấy mùi thơm quê nhà.
Ơi Kémoularia !
Biết lấy chi làm quà,
Trao vào tay sứ giả ?
Xin cho gửi niềm thống khổ,
Mồ hôi nước mắt tin yêu.
Xin cho gửi lời chào,
Những ai cùng cảnh ngộ,
Tiếng nói chúng tôi dù rằng bé nhỏ
Nhưng là tiếng nói can trường.
Nhờ tình yêu dẫn lối đưa đường
Hòa trong tiếng những người “đồng chí”.
Chúng tôi viết giữa không gian hùng vĩ,
Giữa lòng thế kỷ hai mươi :
“Chúng tôi là người,
Chúng tôi muốn làm người.”
Hỡi Kémoularia,
(trích trong tập thơ CHÂN TÂM do Ðỗ Kế Hoàn sưu tập trang 23)
Tôi nhớ đến một bài thơ khác của ông Hà Thượng Nhân trên báo Tựợ Do viết gởi ông Kémoularia đạii diện liên Hiệp Quốc. Vào ngày 27 tháng 8 năm 1959, Ủy ban Quốc Gia Việt Nam trước sự hiện diện của ông Kémoularia, đại diện đặc biệt của ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về năm những người tỵ nạn trên thế giới đã nhóm họp tại Sài Gòn.
Bài thơ dưới đây mà ông HTN đã viết để chào mừng vị sứ giả của tình thương ấy. Bài thơ tuy dài nhưng vẫn có tính chất thời sự, vì thế tôi xin chép lại nguyên văn:
Kính chào Kémoularia
Kính chào Kémoularia
Sứ giả tự do
Tiếng nói của con người đau khổ.
Chúng tôi ra đi
Vượt Trường Sơn hiểm trở,
Lấy tay yếu cản đè sóng dữ,
Không cần sống, chỉ cần dân chủ,
Tìm về thế giới tự do
Ở đâu áo ấm cơm no ?
Trăng Thu rung mãi tiếng hò nhặt khoan.
Chúng tôi khinh nguy nan,
Tìm tấm lòng cởi mở.
Lúc gặp nhau vui mừng hớn hở,
Dù mới quen như biết từ lâu.
Mời nhau này một miếng trầu,
Chuyền tay vê điếu thuốc lào cũng vui.
Chúng tôi đổ mồ hôi,
Nâng niu từng tấc đất,
Mỗi tấc đất là tấc lòng tấc ruột,
Là máu xương, là sự nghiệp ông cha.
Mà nay lìa cửa, lìa nhà,
Bởi say ánh sáng, chẳng thà thiêu thân.
Năm châu triệu triệu bước chân,
Của chúng tôi : Những người dân cần cù.
Ơi Tây Ðức mịt mù thăm thẳm,
Ơi Nam Dương ngàn dặm, héo hon !
Bốn phương giang mắc núi non,
Lưới nào bủa được cánh con chim trời ?
Ơi Tây Tạng, những lời nói ngọt,
Tại làm sao chẳng lọt vào tai ?
Ơi Hung Gia Lợi anh tài,
Nắm tay thành bức tường dài : chúng ta,
Kính chào Kémoularia,
Kính chào Liên Hiệp Quốc.
Phẩm giá con người từ lâu nhơ nhuốc,
Chúng tôi đi để chuộc lấy linh hồn.
Rồi những bình minh, rồi những hoàng hôn,
Chợt tỉnh lại ngoảnh về đất Bắc,
Thương cha mẹ đày trong gót giặc,
Nhớ từng lối cỏ bờ tre,
Mùa nào lúa chín đỏ hoe,
Mùa nào gió trở se se, hỡi mình ?
Nếu lấy sống làm vinh,
Chúng tôi không sống nhục.
Chỉ có một cực hình,
Là cúi đầu gục mặt.
Chúng tôi đi, bởi không cam què quặt,
Không học theo lang sói sủa quân thù,
Rạch Cái Sắn thành khoai, thành đỗ,
Rừng cao nguyên thành lúa, thành cơm,
Ðánh tranh gìn giữ cọng rơm,
Ở đây tưởng thấy mùi thơm quê nhà.
Ơi Kémoularia !
Biết lấy chi làm quà,
Trao vào tay sứ giả ?
Xin cho gửi niềm thống khổ,
Mồ hôi nước mắt tin yêu.
Xin cho gửi lời chào,
Những ai cùng cảnh ngộ,
Tiếng nói chúng tôi dù rằng bé nhỏ
Nhưng là tiếng nói can trường.
Nhờ tình yêu dẫn lối đưa đường
Hòa trong tiếng những người “đồng chí”.
Chúng tôi viết giữa không gian hùng vĩ,
Giữa lòng thế kỷ hai mươi :
“Chúng tôi là người,
Chúng tôi muốn làm người.”
Hỡi Kémoularia,
(trích trong tập thơ CHÂN TÂM do Ðỗ Kế Hoàn sưu tập trang 23)
No comments:
Post a Comment